Ở bài trước đây, Tôi đã trình bày với các bạn băng tải là gì? Băng tải để làm gì? những khái niệm cơ bản về băng tải. Tôi cảm thấy vẫn còn chưa được tốt lắm nên ở bài này Tôi sẽ giới thiệu lại cho các bạn những khái niệm sau hơn, mô tả sự cấu tạo của băng tải chi tiết hơn nữa. Mời các bạn theo dõi:
Thứ I. Giới thiệu sản phẩm băng tải
Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng đã được hiện đại hóa với sự đầu tư về kỹ thuật để phát triển và ứng dụng công nghệ băng tải trong sản xuất và chế biến . Có thể nói nghiên cứu và áp dụng thành công băng tải trong sản xuất công nghiệp là đã tiết kiệm cho doanh nghiệp không nhỏ về kinh phí cũng như giảm được gánh nặng sản xuất như nghành về đất đá, than và khoáng sản...trong quá trình khai thác hay vận chuyển hàng hóa trong các nhà máy đều phải nhờ đến hệ thống băng tải. Chính vì vậy việc đưa các loại băng tải vào trợ giúp sản xuất và chế biến trong nhà máy là hết sức quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển cho nhà máy nói riêng cũng nhưng nền kinh tế cả nước nói chung.
Cấu tạo của băng tải |
Thứ II. Các loại vật liệu cấu tạo nên băng tải
1. Cao su:
a. Lớp cao su công tác (top-cover) là loại lớp cao su cán lên bề mặt băng tải
b. Lớp cao su phi công tác (bottom-cover) : Là lớp cao su cán phía dưới bề mặt băng tải
Lớp cao su này cần đảm bảo khả năng bám trục tốt, ma sát lớn, tránh trượt để truyền động năng từ pulley sang băng tải.
c. Cao su cán tráng (skim coat): là lớp cao su phủ lên bề mặt vải chịu lực.
Lớp cao su cán tráng tạo khả năng bám dính với sợi tăng cường ,truyền lực và phân phối lực trong các lớp sợi tăng cường, hấp thụ và phân phối ứng suất tạo ra do va đập
Bề dày lớp phủ phụ thuộc kích thước vải chịu lực.
Yêu cầu về cao su : có độ kết dính cao
d. Lớp cao su biên (edge-cover): là lớp cao su phiên biên xung quanh băng tải.
2. Sợi tăng cường
Cao su cán tráng là lớp cao su phủ lên bề mặt vải chịu lực. Lớp cao su cán tráng tạo khả năng bám dính với sợi tăng cường ,truyền lực và phân phối lực trong các lớp sợi tăng cường ,hấp thụ và phân phối ứng suất tạo ra do va đập. Bề dày lớp phủ phụ thuộc kích thước vải chịu lực.
Yêu cầu về cao su : có độ kết dính cao.
3. Phụ gia
a. Hệ lưu hóa :Chủ yếu sử dụng lưu huỳnh dạng thoi được sản xuất từ lưu huỳnh hình cầu qua nghiền và sàng
Nhiệt độ lưu hóa tối thiểu:118-119oC
b. Chất xúc tiến
•Chất trợ xúc tiến với chất xúc tiến là những chất hoạt động , làm hoạt hóa lưu huỳnh , làm tăng độ lưu hóa , cải tiến tính năng sản phẩm và làm tăng hoạt tính của chất xúc tiến .
Có 2 loại chất xúc tiến : vô cơ và hữu cơ.
c. Hệ phòng lão
Các sản phẩm ống cao su ngoài sự lão hóa sinh ra khi tồn trữ , nó còn bị lão hóa bởi quá trình sử dụng chịu ảnh hưởng của các tác nhân : oxy, ozon,nhiệt,ánh sáng…Đay là quá trình oxy hóa hay ozon hóa vào các nối đôi, dẫn đến sự cắt mạch hay ngược lại tạo thêm kết mạng không gian 3 chiều.Biểu hiện của qt này : biến màu sp, xuất hiện vết nứt, biến cứng,chảy nhão,làm cho cơ tính sp giảm.
Vai trò chất phòng lão trong cao su hh là sinh ra các chất tự do ,dập tắ các gốc tự do nhằm duy trì tính năng sp càng lâu càng tốt hoặc bù trừ các đầu nối đã bị phá hủy
d. Chất hóa dẻo-Chất làm mềm
Làm đứt cao su làm cao su dẻo rất nhanh,rút ngắn thời gian sơ luyện, giảm tiêu hao năng lượng khi cán ,tránh nhiệt nội sinh(không gây tự lưu). Lượng dùng là 0,1-0,5% hỗn hợp cao su e.
Chất độn:
Có độ hấp phụ bề mặt lên mạch phân tử cao su, sẽ làm mạch này trượt dần-tác dụng với lực kéo bên ngoài. Điều này làm cho các các phân tử cao su căng đều hơn và định hướng dần theo phương tác dụng, dẫn đến cải thiện tính năng sản phẩm:tăng độ cứng, kháng đứt ,module,kháng mòn.
-Cải thiện quy trình chế tạo sản phẩm –dễ đúc khuôn, cán tráng ,đùn giảm tính co rút,làm ngoại hình sản phẩm đẹp
-Giảm giá thành